Rối loạn thần kinh tự chủ là gì, có triệu chứng gì cảnh báo?

Rối loạn thần kinh tự chủ khiến các tín hiệu thần kinh từ não tới cơ thể bị ảnh hưởng

Tim đập nhanh do rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?

Tim đập chậm do rối loạn thần kinh thực vật phải làm gì?

Suy nhược thần kinh thực vật phải làm thế nào?

Cách giảm nhịp tim nhanh do nhịp nhanh xoang và rối loạn thần kinh thực vật

Những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tự chủ

Trong khi bệnh đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn thần kinh tự chủ, các tình trạng sức khỏe khác (ví dụ như nhiễm trùng), sử dụng một số loại thuốc gây tổn thương thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Một số nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tự chủ thường gặp nhất bao gồm:

- Sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan gây ảnh hưởng tới các cơ quan và hệ thần kinh tự chủ.

- Bệnh tự miễn (như hội chứng Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, bệnh Celiac, hội chứng Guillain-Barre): Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả các dây thần kinh tự chủ.

- Bệnh đái tháo đường, đặc biệt khi bạn kiểm soát đường huyết kém khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn thần kinh tự chủ.

Đái tháo đường không kiểm soát có thể gây rối loạn thần kinh tự chủ

- Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc hóa trị ung thư, thuốc điều trị suy giáp

- Một số bệnh truyền nhiễm như bệnh Lyme, HIV/AIDS.

- Rối loạn di truyền.

Dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo rối loạn thần kinh tự chủ

Các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo rối loạn thần kinh tự chủ sẽ phụ thuộc vào các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Có thể kể đến như:

- Hay bị chóng mặt, choáng ngất khi đứng lên do hạ huyết áp tư thế đứng.

- Các vấn đề về tiết niệu: Khó tiểu, tiểu không tự chủ, không cảm nhận được khi bàng quang đầy, không có khả năng làm trống bàng quang hoàn toàn. Các vấn đề này có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Rối loạn tình dục: Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới; Khô âm đạo, suy giảm ham muốn và khó đạt cực khoái ở nữ giới.

- Rối loạn tiêu hóa: Nhanh thấy no, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, khó nuốt, ợ nóng…

- Không nhận thấy mình bị hạ đường huyết vì không có triệu chứng cảnh báo (ví dụ như run rẩy).

- Đổ mồ hôi quá ít hoặc quá nhiều, ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

- Đồng tử phản ứng chậm, gây khó khăn cho việc điều chỉnh mắt khi thay đổi môi trường từ sáng sang tối và ngược lại.

- Hay thấy hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh... do hệ thống điện tim bị ảnh hưởng.

Khi nào cần đi khám?

Nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo rối loạn thần kinh tự chủ nói trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.

Đặc biệt, Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ) khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường type 2 nên tiến hành sàng lọc rối loạn thần kinh tự chủ hàng năm kể từ khi bắt đầu được chẩn đoán. Người bệnh đái tháo đường type 1 nên bắt đầu sàng lọc sau 5 năm kể từ ngày được chẩn đoán.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh